HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VAN CỬA PHAI ĐÚNG CÁCH

1.   LẮP ĐẶT VAN CỬA PHAI

1.1 Lắp đặt khung và cánh van cửa phai

Các bước lắp đặt

Van cửa phai lắp đặt thành tường ( miệng cống) được lắp bằng các bulông neo. Tùy theo kích cỡ và điều kiện làm việc, chúng phải là loại cơ học hoặc hoá học.

Để đảm bảo lực xiết của ​​của bu lông neo, cường độ bê tông tối thiểu phải là 3.000 PSI (20.7 MPa).

Để tránh rò rỉ giữa tường bê tông và khung van cửa phai cần sử dụng phụ gia, đệm cao su để làm giảm khe hở giữa bê tong và khung van ( Cao su mềm chuyên dụng, Sikaflex…)
Bước 1:Kiểm tra bề mặt bê tông:
Bề mặt bê tông phải được kiểm tra trước khi bắt đầu lắp đặt khung van:

  • Kết cấu bêtông phải bằng phẳng và phải tuân theo tiêu chuẩn. Nếu cần sửa chữa bề mặt sử dụng vữa không co ngót để đạt hiệu quả theo tiêu chuẩn quy định.
  • Bề mặt bêtông vị trí lắp đặt phải khô, sạch để sử dụng hóa chất cấy thép được tốt nhất . Nếu cần, tường có thể được làm khô bằng việc sử dụng khí thổi khô.

Bước 2: Lấy dấu vị trí lắp:

Sử dụng thước vạch dấu để xác định vị trí của van

Các đường vạch dấu phải được đánh dấu trên tường để làm vị trí tham chiếu trong quá trình lắp đặt

Dụng cụ sử dụng để đánh dấu vị trí là bút mực và livo. Sử dụng livo để căn đường tâm van cửa phai và đường dọc trục

  • Đánh dấu một đường thẳng đứng trên trục đối xứng theo chiều dọc của khe hở

Untitled1
Bước 3: Định vị van cửa phai

Đặt cửa van vào tường và căn thẳng với phần dấu đã vạch. Sử dụng các đường tham chiếu được đánh dấu trước đó để căn chỉnh phù hợp với vị trí van. Đảm bảo van phủ kín toàn bộ bề mặt cống.

Khoan và lắp một bulong neo vào mỗi bên của khung phai. Sau khi lắp đặt bulông neo đầu tiên, và trước khi khoan lỗ ở phía bên kia, đảm bảo rằng khung được hoàn toàn phẳng.

Bước 4: Lắp dán gioăng cao su đệm và trám Sika (vữa chuyên dụng)

Có thể dung Sikaflex hoặc vật liệu tương đương

Để tránh rò rỉ giữa khung và tường, để điều chỉnh sai lệch do xây dựng bề mặt bê tong. Sử dụng gioăng cao su có độ đàn hồi và chất trám khe xây dựng sẽ được sử dụng trên khung van (chi tiết hình ảnh)

Đảm bảo không để chất trám kín trên các vị trí chuyển động, dẫn hướng, vị trí gioăng tiếp xúc với cánh vì điều này có thể gây rò rỉ hoặc hư hỏng.(Trước tiên lới eku tại 2 thành bên của van để chuẩn bị tháo van).

Lưu ý: 2 khung bên của van phải đảm bảo song song theo phương thẳng đứng. Tuyệt đối không được lắp nghiêp vì điều này sẽ ảnh hưởng tới vận hành và hoạt động của van.

Khi lắp đặt phải đảm bảo gioăng của van được ép vào bề mặt của cánh van bằng cách tạo lực ép giữa thành tường và khung van.

Lắp lại các bulong neo ban đầu và căn chỉnh chính xác lại lần nữa vị trí van theo dấu mực.

Sử dụng gioăng cao su có độ nén cao để bố trí xung quanh vị trí khung van. Lưu ý: Các điểm nối gioăng cao su được đảm bảo kín. Sử dụng chất trám khe bơm lên bề mặt xung quanh của van. Tiếp đó dán gioăng cao su quanh vành khhung van.

Bơm chất trám khe xây dựng quanh chu vi của khung. Sikaflex hoặc chất trám khe xây dựng tương đương sẽ được sử dụng. Chiều cao của hỗn hợp trám khe tối thiểu phải bằng chiều cao của gioăng.

Sau khi dán gioăng làm kín và sikaflex tiến hành di chuyển van vào vị trí lắp đặt
Untitled3

Bước 5: Lắp đặt hoàn thiện

Khoan và lắp các phần còn lại của các bulông neo
Lưu ý: Trong quá trình lắp các bulong neo còn lại cần kiểm tra nếu khung van không hoàn toàn tiếp xúc với tường, đừng xiết chặt các bulông neo. Quá siết chặt có thể uốn cong hoặc bóp méo khung. Nếu độ phẳng và độ phẳng của tường không theo tiêu chuẩn quy định. Khi đó tiếp tục sử dụng chất trám khe (SIKA) để bổ xung vào vị trí có khe hở

• Sau khi hoàn thiện xiết chặt các bulong neo tiến hành nâng van lên tại vị trí cao nhất. Kiểm tra lại khe hở của khung van và thành tường. Bổ sung Sika xung quanh vị trí cống thoát nước để đảm bảo tạo thành đường gioăng kín giữa van và cống. Lau sạch chất trám khe thừa để lại tại các vị trí vương vãi quanh cống, cánh van.

1.2 Lắp đặt bộ phận liên quan

– Sau khi lắp đặt hoàn thiện khung van cửa phai tiến hành lắp đặt các bộ phận phụ trợ liên quan:
Hệ thống gối đỡ bộ phận điều khiển nâng, hạ van
– Trục truyền chuyển động nối giữa vít me và dai ốc nâng tới cánh van
– Dẫn hướng trục truyền
– Tay quay ( vô lăng quay)
Untitled4
Việc lắp ráp bộ phận vít me và trục truyền với cánh van đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:
Phương của trục truyền, vít me phải song song với khung ray hai bên của van cửa phai. Sai lệch độ nghiêng không được vượt quá mức cho phép. Vì điều này ảnh hưởng tới việc di chuyển, lên xuống của cánh van.
Sử dụng livo, thước ngắm để căn chỉnh, hiệu chỉnh với đường vạch dấu chuẩn.

Việc kết nối các bộ phận với nhau đảm bảo theo đúng bản vẽ thiết kế

Sau khi kết nôi bộ phận tiến hành căn chỉnh, điều chỉnh các vị trí tương đối giữa trục truyền và dẫn hướng trục

Dẫn hướng trục có tác dụng điều chỉnh trục theo phương thẳng đứng không bị cong vênh, lệch khi đóng, mở cánh van

Tuy nhiên, việc điều chỉnh dẫn hướng trục phải đảm bảo không được cọ xát, tỳ mạnh vào trục truyền vì điều này sẽ làm

kẹt, nặng khi vận hành van

2. VẬN HÀNH VAN CỬA PHAI

2.1 Vận hành van cửa phai lần đầu

Trước khi vận hành van cửa phai cần kiểm tra toàn bộ hệ thống  thiết bị van cửa phai. Không có bất kì cầu kiện lien quan tỳ, hàm cánh van cửa phai. Các thiết bị phụ trợ trong quá trình lắp đặt phải được tháo dỡ hoàn toàn ra khỏi thiết bị. Vì điều này sẽ ảnh hưởng tới thiết bị trong khi vận hành.

Vị trí vít me nâng hạ và đai ốc cần bổ xung chất bôi trơn, mỡ bôi trươn để giảm ma sát, tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị trong thời gian dài. Các bụi bẩn, mạt cát được làm sạch trước khi tra mỡ bôi trơn.

Hướng dẫn sử dụng:

• Thêm  một lớp mỡ trên thân trục vít me trước khi hoạt động ban đầu sau khi lắp đặt. Nếu hoạt động là khó khăn do mô-men xoắn cao, ngừng hoạt động và kiểm tra sự liên kết của chân. Lưu ý: không cố gắng vận hành trong trường hợp quay vô lăng khó. Phải kiểm tra lại ngay van có kẹt không, trục vít me nâng và trục ống nối dài ( trục truyền có thẳng hang không?) chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới thiết bị.

Đối với động cơ điện:

• Sau khi lắp ráp động cơ điện vào bệ đỡ đông cơ . Tiến hành tự tay mở nắp trượt khoảng 10 cm trước khi vận hành động cơ điện ban đầu. Kiểm tra vòng quay của động cơ để đảm bảo hướng đúng của trượt trượt theo công tắc hoạt động của động cơ (mở / đóng).

• Cần chú ý đặc biệt khi cửa phai gần như hoàn toàn mở hoặc đóng kín. Nếu thiết bị truyền động không dừng lại khi đã đạt đến vị trí hoàn toàn mở hoặc đóng kín, dừng ngay lập tức và điều chỉnh công tắc giới hạn và momen xoắn (tham khảo hướng dẫn sử dụng động cơ của nhà sản xuất động cơ).

2.2 Hoạt động van cửa phai.

• LƯU Ý! Không được cố gắng vận hành đóng nắp trượt vì nó có thể làm hỏng trục vít me, đai ốc nâng của van

• Cánh van cửa phai sẽ đóng lại khi quay vô lăng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, và mở bằng xoay chiều kim đồng hồ của người vận hành.

• Đối với cánh phai, cánh phai sẽ bị dừng lại bởi các stop khi nó được mở hoàn toàn

• Vít me nâng hạ và đai ốc nâng thiết kế để tự khóa, do đó mở van tới vị trí bất kỳ thì cánh phai vẫn duy trì vị trí của nó ở vị trí mở, đóng hoặc trung gian.

ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT HƠN NỮA VỀ KỸ THUẬT LẮP ĐẶT VAN CỬA PHAI

VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHUNG TÔI:

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CKM VIỆT NAM

VPGD: P909, Tòa nhà South Tower, Số 8, Đường Trần Thủ Độ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-4 6293 7124  Hostline: 0974899.204
Fax: 84-4 6293 7125
Email: info@ckmvietnam.com
Website: www.ckmvietnam.com

Tin liên quan